Văn hóa Cỏ gà

Chọi cỏ gà

Chọi cỏ gà.

Trẻ em Việt Nam, đặc biệt là ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà". Chúng tìm những cọng cỏ có nốt sần do những bẹ lá tạo thành dưới tác động của sâu ký sinh để làm "gà". Những cọng cỏ được "chọi" nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như "gà" thua. Trò chơi có thể chỉ gồm hai đứa trẻ "chọi" tay đôi hoặc nếu có nhiều người chơi hơn thì thi đấu luân phiên, bên thắng được quyền chơi tiếp. Sau khi chơi, những nốt sần được bóc ra và nếu cọng cỏ đủ già thì có thể thấy con sâu do ấu trùng đã kịp phát triển thành.

Cọng hoa cỏ gà vươn dài cũng được trẻ em dùng để chơi theo cách gập đôi lại rồi móc vào nhau và giật, cọng của ai đứt thì coi như bị thua. Để gia tăng độ bền của cọng cỏ, chúng thường dùng miệng nhai cho chỗ gập đôi khô nước, chỉ còn lại những sợi xơ nhỏ thì bện lại như một sợi thừng con.

Văn học

Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.Cỏ gà mọc lang, cả làng được nước.Nước trong leo lẻo một dòng thông.Cỏ gà lún phún leo quanh mép,Cá diếc le te lách giữa dòng.(Vịnh cái giếng – Hồ Xuân Hương)

 

Lá khôGió cuốnBụi bay cuồn cuộnCỏ gà rung tai ngheBụi tre tần ngần gỡ tóc(Mưa – Trần Đăng Khoa)